Trong thế giới giao dịch quỹ cấp vốn (prop firm trading), hai khái niệm Trailing Drawdown và Static Drawdown cực kỳ quan trọng.
Các bạn hay nghe Max Drawdown là 10%, Max drawdown là 6% … nhưng bạn không biết là nó đang tính theo Static hay tralling đúng không. Có thể bạn sẽ nghĩ nó không quan trọng nhưng nếu bạn
Hiểu đúng sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn chọn được quỹ phù hợp hơn với phong cách giao dịch của mình và tránh được những hiểu lầm khiến bạn bị trượt quỹ.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
-
Trailing Drawdown là gì?
-
Static Drawdown là gì?
-
Sự khác biệt giữa hai loại drawdown này
-
Quỹ FTMO, The5ers, OANDA đang áp dụng loại nào
Trailing Drawdown Là Gì?
Trailing Drawdown (Drawdown động)
Hãy tưởng tượng:
-
Bạn bắt đầu với 100,000$.
-
Quỹ cho phép bạn lỗ tối đa 10% tài khoản, tức là tài khoản không được tụt xuống dưới 90,000$.
Nhưng:
-
Nếu bạn kiếm lời và tài khoản tăng lên, ví dụ lên 102,000$, thì mức giới hạn lỗ cũng di chuyển lên theo.
-
Cụ thể: tài khoản cao nhất là 102,000$, thì mức giới hạn mới sẽ là 102,000$ – 10% = 92,000$.
(Tức là tài khoản bây giờ không được phép tụt xuống dưới 92,000$).
✅ Nếu bạn tiếp tục kiếm thêm lời, giới hạn này cứ dời lên tiếp.
❌ Nhưng nếu tài khoản bắt đầu lỗ ở thời điểm $102,000 giới hạn Drawdown không hạ xuống.
Nó đứng yên ở chỗ cao nhất đã đạt.
-
Nếu bạn thua lỗ quá nhiều và tài khoản rơi xuống dưới mức giới hạn 92,000$ này → bạn bị loại.
Cách hình dung dễ nhất:
Mức lỗ tối đa giống như cái bóng bám theo bạn khi bạn đi lên.
Bạn càng leo cao, cái bóng cũng leo cao theo.
Nhưng khi bạn bắt đầu tụt xuống, cái bóng đứng yên… và nếu bạn rơi quá xa khỏi cái bóng,game over.- Tạch Quỹ
Static Drawdown là gì?
(Drawdown Tĩnh )
Hãy tưởng tượng:
-
Bạn cũng bắt đầu với 100,000$.
-
Quỹ cho phép bạn lỗ tối đa 10%, tức là không được để tài khoản xuống dưới 90,000$.
Nhưng khác với Trailing:
-
Dù bạn kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, mức giới hạn lỗ vẫn giữ nguyên ở 90,000$.
-
Nó không di chuyển theo tài khoản cao nhất bạn từng đạt được.
✅ Bạn có thể kiếm lời thoải mái.
❌ Nhưng dù tài khoản có bay lên 120,000$ rồi sau đó giảm mạnh, miễn không chạm xuống 90,000$ là bạn vẫn còn cơ hội.
Cách hình dung dễ nhất:
Mức lỗ tối đa giống như một cái sàn cố định ngay từ lúc bắt đầu.
Bạn có thể leo cao bao nhiêu tuỳ thích.
Nếu chẳng may té xuống, miễn là bạn chưa chạm đất (90,000$) thì bạn vẫn còn sống.
Cái sàn không di chuyển, nó ở đó từ đầu tới cuối.
So sánh nhanh giữa Trailing và Static:
Tiêu chí | Trailing Drawdown | Static Drawdown |
---|---|---|
Mức giới hạn lỗ | Di chuyển lên theo lợi nhuận | Cố định tại 1 điểm (ví dụ 90,000$) |
Khi kiếm lời | Giới hạn lỗ nâng lên | Giới hạn lỗ không thay đổi |
Khi thua lỗ | Nếu rơi dưới giới hạn mới → bị loại | Miễn là chưa xuống dưới mức cố định → Vẫn ổn |
Dễ chịu hơn cho trader | ❌ (Áp lực hơn, nhất là khi gặp chuỗi thua sau chuỗi thắng ) | ✅ (Thoải mái hơn khi đã có lời lớn) |
FTMO, The5ers, OANDA: Tính Theo Loại Drawdown Nào?
Quỹ / Tài khoản | Loại Drawdown | Ghi chú |
---|---|---|
FTMO | Static Drawdown | Giới hạn cố định dựa trên số dư ban đầu |
The5ers | Static Drawdown | Tương Tụ FTMO |
OANDA Prop – Classic Account | Trailing Drawdown | Mức giới hạn di chuyển theo đỉnh lợi nhuận |
OANDA Prop – Boost Account | Static Drawdown | Mức giới hạn cố định như The5ers và FTMO |
Nên Chọn Quỹ Static Hay Trailing?
Chắc chắn rồi ➡️ Nên chọn Static Drawdown (FTMO, The5ers, OANDA Boost).
Vì bất cứ lý do gì thì Thi quỹ mà tính theo Static Drawdown sẽ có lợi cho bạn.
Tuy nhiên có một số quỹ tính theo Tralling Drawdown mặc dù la tính theo tralling drawdown sẽ bất lợi hơn nhưng gói classic Oanda lại chỉ yêu cầu 8% để pass quỹ nó dễ dàng pass hơn so với OANDA Boost là 10% và chi phí đăng ký thi những gói tính theo tralling drawdown lai rẻ hơn. Đây cũng là một yếu tố khiến nhiều người vẫn lựa chọn thi quỹ mặc dù tính theo tralling drawdown
➡️ Cân nhắc Trailing Drawdown nếu những yếu tố khác hợp lý
Tóm lại
-
Trailing Drawdown: Giới hạn thua lỗ di chuyển theo đỉnh mới, đòi hỏi trader kỷ luật cao.
-
Static Drawdown: Giữ cố định, dễ chịu hơn, Gồng lỗ tốt hơn :))
-
FTMO và The5ers: Đều chọn Static lý do khiến nhiều trader yêu thích
-
OANDA: Classic thì Trailing “rẻ”, Boost thì Static “đắt”→ tùy chiến lược chọn cho phù hợp.